Bạn đang xem bài viết 11 cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết vào mùa mưa không thể bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm thường gây thành dịch lớn ở nước ta. Nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong. Hãy cùng tìm hiểu về cách phòng bệnh sốt xuất huyết vào mùa mưa này nhé!
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, lưu hành rất phổ biến ở Việt Nam do vi rút Dengue gây ra.
Bệnh sốt xuất huyết thường có nhiều triệu chứng khác nhau từ không có triệu chứng cho đến rất nặng. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của sốt xuất huyết:
- Sốt cao đột ngột khoảng 39 – 40 độ C.
- Đau đầu.
- Nhức mỏi cơ và các khớp.
- Xuất hiện các ban đỏ xuất huyết trên da.
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam, đi cầu đi tiểu ra máu,…
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng, chân tay lạnh, vật vã.
Vì sao sốt xuất huyết dễ xuất hiện vào mùa mưa?
Bệnh sốt xuất huyết không lây nhiễm trực tiếp từ người bệnh sang người không mắc bệnh mà phải qua trung gian là muỗi vằn. Có hai loại muỗi mang vi rút Dengue là Aedes aegypti và Aedes albopictus, trong đó chủ yếu là do Aedes aegypti.
Do muỗi sinh sản và phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa (tháng 7, 8, 9, 10) nên thường gây dịch sốt xuất huyết lớn ở cả nông nông và thành thị.[1]
Muỗi Aedes là trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết, sinh sôi mạnh vào mùa mưa
Những đối tượng dễ bị muỗi đốt nhiều hơn
Một số người thường dễ bị muỗi đốt hơn hẳn những người xung quanh vì muỗi nhạy cảm với một số yếu tố nhất định[2]:
- Tăng thải CO2 khi thở ra, đặc biệt khi tập thể dục thể thao.
- Mùi cơ thể, được quy định bởi gen di truyền và một số vi khuẩn trên da.
- Màu sắc, nghiên cứu chỉ ra muỗi thường thích những màu tối và đặc biệt là màu đen.[3]
- Thân nhiệt cao và hơi ẩm.
- Rượu bia, người uống rượu bia hấp dẫn muỗi hơn bình thường.
- Phụ nữ mang thai.
Muỗi thường thích đốt những người phù hợp với “sở thích” của chúng
Các cách phòng ngừa sốt xuất huyết vào mùa mưa
Sử dụng thuốc chống côn trùng
Thuốc chống côn trùng đã đăng ký với Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) được chứng minh an toàn và hiệu quả ngay cả đối với phụ nữ mang thai và cho con bú có chứa một trong những hoạt chất sau:
- DEET.
- Picaridin (được gọi là KBR 3023 và icaridin bên ngoài Hoa Kỳ).
- IR3535.
- Dầu bạch đàn chanh (OLE).
- Para-menthane-diol (PMD).
- 2-undecanone.
Sử dụng thuốc chống côn trùng để bảo vệ bản thân khỏi côn trùng, đặc biệt là muỗi
Ngủ dưới màn chống muỗi
Muỗi vằn có thể sống trong nhà và đốt vào cả sáng sớm và chiều muộn. Do đó, việc lựa chọn ngủ dưới một chiếc màn chống muỗi nhỏ gọn sẽ giúp bảo vệ bạn khỏi bị muỗi đốt khi ở bên ngoài hoặc khi phòng không có máy lạnh và màn che.
Hãy lựa chọn màn chống muỗi được xử lý bằng permethrin vì sẽ cung cấp khả năng bảo vệ tốt hơn màn không được xử lý.
Khi sử dụng màn chống muỗi cần lưu ý:
- Chẹn phần dư của màn dưới đệm để không cho muỗi ra vào hoặc chọn màn đủ dài chạm sàn.
- Móc hoặc buộc hai bên màn vào các đồ vật khác nếu màn bị trũng về phía chỗ ngủ.
- Kiểm tra các lỗ hoặc vết rách trên lưới nơi muỗi có thể vào.
- Không treo màn gần bất kỳ ngọn nến, thuốc lá hoặc ngọn lửa nào vì nó có thể bắt lửa.
- Không nên ngủ sát màn vì muỗi vẫn có thể đốt qua các lỗ trên màn.
Ngủ dưới màn chống muỗi để được bảo vệ tốt hơn, tránh bị muỗi đốt
Mặc quần áo dài tay, sáng màu
Mục đích mặc quần áo dài tay là để hạn chế tối đa diện tích mà muỗi có thể tiếp xúc và đốt trên cơ thể chúng ta. Ngoài ra, bạn nên chọn loại quần áo có màu sắc sáng để tránh thu hút muỗi.
Mặc quần áo dài tay để hạn chế diện tích mà muỗi có thể tiếp xúc và đốt
Loại bỏ những nơi có nước đọng
Những nơi ao tù nước đọng là nơi thích hợp cho muỗi sinh sản vì vậy cần loại bỏ hoặc đậy kín nắp các thùng, bể nước để ngăn việc sinh sôi của muỗi.
Đặc biệt chú ý những nơi trũng có chứa vũng nước nhỏ, thậm chí là 1 nắp chai nhỏ chứa nước cũng cần được loại bỏ.
Loại bỏ vật chứa nước trong nhà dù là nhỏ nhất để ngăn muỗi sinh sôi
Diệt ấu trùng muỗi
Muỗi thường đẻ trứng vào môi trường nước, sau đó trứng nở thành ấu trùng phát triển tại đây. Vì vậy diệt ấu trùng muỗi là một bước đóng vai trò quan trọng trong chiến dịch phòng chống sốt xuất huyết.
Dưới đây là một số cách tiêu diệt ấu trùng muỗi ở trong nước:
- Dùng thuốc diệt: một số loại thuốc diệt lăng quăng hiệu quả được nhiều người ưa chuộng là ABATE 1SG hay Sumilarv 0.5G.
- Nuôi cá: thả cá vào giếng hoặc bể nước lớn sẽ diệt được bọ gậy và loăng quăng.
Thả cá vào giếng, ao, chậu là biện pháp đơn giản và an toàn để diệt loăng quăng
Dùng các biện pháp đuổi muỗi
Hiện nay, đã có rất nhiều biện pháp đuổi muỗi hiệu quả. Đặc biệt, Bộ Y tế đã khuyến cáo một số biện pháp đuổi muỗi tự nhiên để giúp phòng chống muỗi đốt cho người dân, đồng thời dùng các loại cây này còn ít gây hại cho sức khoẻ con người.
Dưới đây là một số biện pháp chủ yếu:
- Dùng vợt điện.
- Dùng bẫy muỗi.
- Dùng các biện pháp thiên nhiên: sử dụng vỏ cam đốt cháy lên mùi, tinh dầu, bồ kết, dầu gió,… hoặc có thể trồng thêm cây húng quế, oải hương, sả,… để xua muỗi.[4]
Dùng một số loại cây có chứa tinh dầu có thể đuổi muỗi hiệu quả
Vệ sinh môi trường sống sạch sẽ
Vệ sinh môi trường sạch sẽ, thoáng mát để đảm bảo không có môi trường ẩm thấp cho muỗi phát triển:
- Vệ sinh nhà cửa.
- Phát quang bụi rậm.
- Khơi thông cống rãnh.
Người dân nên thường xuyên phát quang bụi rậm để tránh muỗi sinh sống
Dùng cửa lưới chống muỗi
Lắp thêm cửa lưới chống muỗi là một trong những phương pháp hiệu quả hiện nay. Nó vừa có thể giúp nhà cửa chúng ta thoáng mát mà không sợ muỗi và các loại côn trùng khác bay vào nhà.
Hiện nay đã có nhiều mẫu cửa lưới chống muỗi đẹp và hiệu quả
Hạn chế di chuyển đến nơi đang có dịch sốt xuất huyết
Theo thống kê của cục Y tế dự phòng năm 2020 thì tỷ lệ sốt xuất huyết theo khu vực ở Việt Nam là:
- Miền Nam: 57%
- Miền Trung: 33%
- Tây Nguyên: 6%
- Miền Bắc: 4%
Trong đó, 3 địa phương có tỷ lệ mắc sốt xuất huyết cao nhất là: Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Yên, Khánh Hòa.
Tuy nhiên mức độ dịch bệnh còn tùy vào từng thời điểm, vậy nên hãy nhớ kiểm tra tình hình dịch trước khi lên kế hoạch du lịch để hạn chế di chuyển đến nơi đang có dịch sốt xuất huyết.
Hãy kiểm tra tình hình dịch sốt xuất huyết tại nơi mình muốn đến trước khi lên kế hoạch
Phun thuốc diệt muỗi ở nơi sinh sống
Việc phun hóa chất diệt muỗi ở nơi sinh sống phải được thực hiện bởi cơ quan y tế. Không phun thuốc diệt muỗi để dự phòng mà chỉ phun ở những nơi nào có ổ dịch, vì hóa chất diệt muỗi có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Phun hóa chất dịch muỗi chỉ thực hiện ở nơi có phát sinh dịch
Tiêm vắc xin sốt xuất huyết
Vào tháng 5 năm 2019, FDA đã phê duyệt vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên dành cho những đối tượng:[5]
- Trẻ từ 9 đến 16 tuổi.
- Đã từng bị sốt xuất huyết.
- Sống ở các khu vực phổ biến bệnh sốt xuất huyết bao gồm Puerto Rico, American Samoa, Guam và Quần đảo Virgin thuộc Hoa Kỳ.
Hiện nay vắc xin sốt xuất huyết chưa được dùng ở Việt Nam vì hiệu quả vẫn đang được nghiên cứu thêm. Vì vậy những người chưa tiêm vắc xin có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách thực hiện các biện pháp để tránh bị muỗi đốt.
FDA đã phê duyệt vắc xin phòng bệnh sốt xuất huyết đầu tiên
Các lưu ý khi du lịch trong mùa dịch sốt xuất huyết
Trước chuyến đi
- Xem lại các khuyến nghị du lịch, thông báo sức khỏe và cảnh báo của từng quốc gia cụ thể.
- Đến phòng khám hoặc các dịch vụ chăm sóc sức khỏe để được chăm sóc y tế trước khi đi du lịch.
- Tìm và mang theo thuốc chống côn trùng phù hợp để ngăn ngừa muỗi đốt, giảm nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết cũng như các loại virus khác.
- Chuẩn bị acetaminophen (paracetamol) trong hành lý của bạn để có thể sử dụng kiểm soát cơn sốt và đau cơ thể trong trường hợp bạn bị sốt xuất huyết.
Chuẩn bị paracetamol trong hành lý để có thể kiểm soát cơn sốt lập tức
Trong chuyến đi
Hãy lưu ý những điều sau để ngăn ngừa muỗi đốt, từ đó bảo vệ bản thân và gia đình bạn:
- Phòng ở nên là những nơi có máy lạnh.
- Sử dụng màn che nếu không có phòng máy lạnh hoặc ngủ ngoài trời.
- Đến thăm khám tại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nếu bạn bị sốt hoặc có các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
Ở những nơi có máy lạnh hoặc cửa sổ trong chuyến du lịch để hạn chế tiếp xúc với muỗi
Sau chuyến đi
- Tự bảo vệ bạn khỏi bị muỗi đốt ngay cả khi bạn không cảm thấy bị bệnh.
- Nếu du lịch trở về từ khu vực có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết bạn nên thực hiện các bước phòng ngừa muỗi đốt trong 3 tuần để hạn chế tối đa tình trạng lây lan virus sốt xuất huyết.
Tự bảo vệ bản thân khỏi muỗi trong 3 tuần sau khi đi du lịch trở về
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
Tìm đến sự chăm sóc y tế ngay khi bạn hoặc người thân bị sốttrên 3 ngày và có bất kỳ dấu hiệu cảnh báo như đau bụng dữ dội, nôn mửa, khó thở hoặc có máu trong mũi,… Vì sốt xuất huyết nặng là một tình trạng đe dọa đến tính mạng.
Nếu bạn đang đi du lịch, bị sốt và các triệu chứng nhẹ của bệnh sốt xuất huyết thì hãy liên hệ với cơ sơ y tế địa phương gần nhất để được hỗ trợ kịp thời.
Liên hệ với bác sĩ nếu bạn xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào của bệnh sốt xuất huyết
Các chẩn đoán, xét nghiệm bệnh sốt xuất huyết
Việc chẩn đoán sốt xuất huyết có thể khó khăn vì các dấu hiệu và triệu chứng dễ bị nhầm lẫn với các bệnh khác như virus Zika, sốt rét và sốt thương hàn.
Để chẩn đoán, bác sĩ có thể sẽ hỏi về tiền sử bệnh tật và du lịch của bạn để đảm bảo các chuyến đi, các quốc gia bạn đã đến có bất kỳ liên quan nào đến bệnh sốt xuất huyết không.
Ngoài ra, bác sĩ cũng lấy mẫu máu để xét nghiệm trong phòng thí nghiệm, tìm bằng chứng về việc nhiễm một trong các loại vi rút sốt xuất huyết.
Xét nghiệm máu có thể tìm bằng chứng về việc nhiễm virus sốt xuất huyết
Tham khảo một số bệnh viện
Khi có dấu hiệu sốt xuất huyết, bạn nên đi đến các cơ sở y tế gần nhất hoặc các bệnh viện, phòng khám để được bác sĩ, nhân viên y tế thăm khám và điều trị. Dưới đây là một số bệnh viện uy tín:
- Tại TP. Hồ Chí Minh: Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Tại Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhiệt Đới Trung Ương, Bệnh viện Quân Y 108,…
Xem thêm:
- Cách phân biệt sốt xuất huyết với sốt thông thường
- Các giai đoạn sốt xuất huyết và cách xử lý an toàn, hiệu quả
- Sốt xuất huyết có nguy hiểm không? Các biến chứng sốt xuất huyết.
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về cách phòng bệnh sốt xuất huyết hiệu quả. Đặc biệt vào mùa mưa, bạn nên chú ý vệ sinh môi trường xung quanh hơn, diệt ấu trùng muỗi, đuổi muỗi để tránh sốt xuất huyết cho mình và người thân nhé!
Nguồn: GOV, Healthylife.
Nguồn tham khảo
-
Sốt xuất huyết vào mùa: Cảnh báo việc dùng sai thuốc điều trị
https://moh.gov.vn/tin-lien-quan/-/asset_publisher/vjYyM7O9aWnX/content/sot-xuat-huyet-vao-mua-canh-bao-viec-dung-sai-thuoc-ieu-tri
-
Why Are Mosquitos Attracted to Some People More Than Others?
https://www.healthline.com/health/why-do-mosquitoes-bite-some-people-more
-
Olfaction, experience and neural mechanisms underlying mosquito host preference
https://journals.biologists.com/jeb/article/221/4/jeb157131/33928/Olfaction-experience-and-neural-mechanisms
-
Các biện pháp tự nhiên tránh muỗi đốt phòng sốt xuất huyết đơn giản, hiệu quả
https://moh.gov.vn/hoat-dong-cua-dia-phuong/-/asset_publisher/gHbla8vOQDuS/content/cac-bien-phap-tu-nhien-tranh-muoi-ot-phong-sot-xuat-huyet-on-gian-hieu-qua
-
First FDA-approved vaccine for the prevention of dengue disease in endemic regions
https://www.fda.gov/news-events/press-announcements/first-fda-approved-vaccine-prevention-dengue-disease-endemic-regions
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 cách phòng chống bệnh sốt xuất huyết vào mùa mưa không thể bỏ qua tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.