Bạn đang xem bài viết 11 cách lấy lại giọng nói khi bị mất giọng an toàn và hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Đôi khi giọng nói của bạn sẽ bị khàn, bị mất giọng gây khó khăn trong giao tiếp. Vậy hãy cùng Nhà thuốc An Khang theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu cách làm thế nào để lấy lại giọng nói khi bị mất giọng nhé!
Nguyên nhân mất giọng
Mất giọng là tình trạng giọng nói của bạn trở khàn khàn một phần hay mất tiếng hoàn toàn nghe như tiếng thì thầm. Mất giọng có thể diễn ra từ từ hoặc nhanh chóng. Nó phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân chứ không phải một bệnh lý cụ thể.
Nguyên nhân phổ biến là viêm thanh quản cấp, có thể do nhiễm virus như cảm cúm gây ra.
Các tình trạng ảnh hưởng đến dây thanh âm hoặc đường thở, chẳng hạn như:
- Trào ngược dạ dày thực quản.
- Hít phải chất độc hại, kích thích như khói bụi, thuốc lá.
- Thường xuyên nói to, nói nhiều liên quan đến nghề nghiệp như giáo viên, ca sĩ.
- Polyp dây thanh âm.(Các khối lành tính dây thanh âm: nang dây thanh, polyp, hạt xơ dây thanh)
- Các bệnh lý đường hô hấp
Các dấu hiệu bị mất giọng
- Khàn tiếng.
- Đau họng.
- Vấn đề nuốt.
- Không có khả năng nói hoặc tạo ra âm thanh.
Tránh rượu
Uống rượu có thể làm chậm quá trình lành vết thương ở họng, vì vậy không nên sử dụng rượu khi đang cố gắng lấy lại giọng nói.
Rượu là một chất kích thích có thể làm khô cổ họng, điều này làm trầm trọng hơn triệu chứng viêm thanh quản của bạn.
Tránh uống rượu khi đang mất giọng
Tránh hút thuốc
Khói thuốc lá đi vào cổ họng làm tổn thương các tế bào niêm mạc, giảm hiệu quả bảo vệ của niêm mạc và gây khô họng dẫn đến mất giọng.
Hút thuốc khiến bạn bị ho kéo dài, tạo đờm nhiều trong cổ họng. Ngoài ra, thuốc lá chứa rất nhiều chất độc hại cho cơ thể, nếu hút quá nhiều bạn có thể sẽ bị ung thư phổi, ung thư vòm họng.
Thuốc lá rất độc hại cho sức khỏe
Hạn chế dùng giọng nói
Hạn chế dùng giọng nói, không nên nói to hay la hét để giúp dây thanh quản có thời gian được hồi phục. Hãy để giọng nói của bạn được nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng trong việc chữa lành viêm thanh quản, giúp lấy lại giọng nói.
Hạn chế la hét, nói lớn
Đừng thì thầm
Nói thì thầm tưởng chừng vô hại nhưng bạn sẽ bất ngờ nếu biết rằng việc nói thì thầm sẽ làm cho thanh quản trở nên tồi tệ hơn. Khi thì thầm dây thanh quản sẽ bị kéo căng và không thể rung, tránh làm điều này khi giọng bạn đang bị khàn.
Nói thì thầm khiến viêm thanh quản tồi tệ hơn
Dùng máy tạo độ ẩm
Độ ẩm không khí thấp có thể gây khô da, kích thích đường hô hấp gây khô họng, khàn tiếng và ngứa mắt.
Máy tạo độ ẩm giúp làm tăng độ ẩm không khí xung quanh. Khi hít hơi nước được làm ẩm sẽ giúp loại bỏ các chất tiết xung quanh thanh quản giúp giảm tình trạng mất giọng.
Sử dụng máy tạo độ ẩm để lấy lại giọng
Tắm nước nóng
Hơi nước nóng có khả năng làm dịu cổ họng đồng thời tăng độ ẩm ở dây thanh quản.
Tắm nước nóng có thể giúp giảm khàn tiếng, làm sạch các chất tiết xung quanh dây thanh quản tránh viêm nhiễm. Giúp lấy lại giọng cho người bị mất giọng.
Tắm nước nóng giúp giảm khàn tiếng
Uống nước ấm
Nước ấm giúp giảm làm dịu cổ họng, loại bỏ chất nhầy, giảm viêm thanh quản.Mỗi ngày nên duy trì uống khoảng 2 lít nước ấm sẽ giúp cổ họng không bị khô rát, giọng nói được cải thiện trở nên trong trẻo.
Ngoài ra bạn có thể bổ sung nước ấm từ trà (trà gừng, mật ong,…), món ăn loãng như súp, canh rau, nước giá đỗ.
Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng
Ngậm viên ngậm
Khi bạn ngậm viên ngậm sẽ tăng tiết nước bọt giúp giữ độ ẩm cho cổ họng. Hãy lựa chọn kẹo ngậm có chứa thành phần từ dược liệu như gừng, bạc hà, quế, mật ong có tính kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên.
Kẹo ngậm eugica giảm ho, giảm khàn tiếng
Súc miệng bằng nước muối
Muối có tính sát khuẩn cao, làm loãng đờm và giảm viêm tại chỗ hiệu quả, ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng. Súc miệng bằng muối với nước ấm còn giúp làm ấm cổ họng của bạn.
Cách thực hiện: Thêm 1 thìa muối vào 1 ly nước ấm, hòa tan và súc miệng 2 – 3 lần/ngày đến khi giọng nói trở lại bình thường.
Súc miệng bằng nước muối giúp sát trùng cổ họng
Ngậm gừng và chanh
Gừng có tính ấm, vị cay khi ngậm sẽ giúp giữ ấm cho họng. Gừng có đặc tính kháng khuẩn có thể giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus, bao gồm cả những bệnh gây ra viêm họng.
Chanh sẽ làm ấm cổ họng, xoa dịu tổn thương ở thanh quản và giúp sát khuẩn.
Sau khi ngậm gừng thì triệu chứng đau rát, ngứa họng của bạn sẽ nhanh chóng thuyên giảm và nhanh chóng lấy lại giọng nói trong trẻo.
Cách thực hiện:
- Gừng thái lát mỏng trộn với chút muối và nước cốt chanh.
- Ngậm trong miệng vài phút.
Ngậm gừng và chanh rất tốt cho việc lấy lại giọng nói
Uống mật ong
Mật ong có tính chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn giúp giảm viêm thanh quản.
Cách dùng đơn giản nhất:
- 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất pha với nước ấm
- Uống vào mỗi buổi sáng.
- Cổ họng của bạn sẽ được làm dịu và các triệu chứng của bệnh sẽ sớm được đẩy lùi.
Mật ong có tính kháng khuẩn, chống viêm tốt
Khi nào cần gặp bác sĩ
Các dấu hiệu cần gặp bác sĩ
- Các triệu chứng của bệnh viêm thanh quản kéo dài hơn 2 tuần.
- Cảm thấy đau rát họng nhiều.
- Khó khăn khi nuốt.
- Mất tiếng lâu ngày.
Các chẩn đoán/xét nghiệm bệnh
- Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng khàn tiếng, hắt hơi, ngạt mũi, chảy dịch mũi, đau họng.
- Xét nghiệm nội soi thanh quản.
Tham khảo một số bệnh viện chuyên khoa Tai mũi họng
- Thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh viện Đại học Y Dược, bệnh viện Nhân Dân 115,…
- Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Tai Mũi Họng TW, bệnh viện Quân Y 108,…
Xem thêm:
- Vì sao bạn bị khàn tiếng vào buổi sáng?
- Triệu chứng viêm Amidan giúp bạn nhận biết bệnh chính xác
- Những việc cần làm khi có triệu chứng sốt, ho, đau họng, khó thở
- 10 nguyên nhân dẫn đến bệnh amidan có thể bạn chưa biết
Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn những kiến thức hay về cách lấy lại giọng nói khi bị mất giọng an toàn, hiệu quả. Hãy cùng chia sẻ cho người thân và bạn bè cùng biết nhé!
Nguồn: Winchester Hospital, Healthline
Theo: https://ttv.com.vn/11-cach-lay-lai-giong-noi-khi-bi-mat-giong-an-toan-va-hieu-qua/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 11 cách lấy lại giọng nói khi bị mất giọng an toàn và hiệu quả tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.