Bạn đang xem bài viết 10 loại giò ngon trứ danh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Tinh hoa văn hoá ẩm thực Việt Nam không thể không kể đến là giò, chả. Một món ăn phải có trên bàn cúng tổ tiên hoặc trên mâm cơm ngày Tết hoặc đơn giản là món ăn hằng ngày của người dân Việt.
Ý nghĩa của món giò trong ngày Tết
Theo dân gian thì miếng giò chả tượng trưng cho sự sang trọng nhưng đôi khi lại dân dã và bình dị. Sự xuất hiện của giò chả trong mâm cơm ngày Tết là cầu mong cho phúc lộc đầy nhà, trong ấm ngoài êm suốt năm. Ngoài ra, nó là món ăn thể hiện lòng thành kính của con cháu khi dâng lên tổ tiên vào mỗi dịp xuân về.
Tổng hợp 10 loại giò không thể thiếu trong ngày Tết
Chả lụa (Giò lụa)
Giò lụa, giò chả hay còn gọi là chả lụa có nguyên liệu chủ yếu là từ thịt heo giã nhuyễn hoặc giò sống kết hợp cùng tiêu, nước mắm,… bọc bên ngoài là lá chuối và được luộc rất kỹ. Khi chín, giò có màu hồng nhạt hoặc trắng, có hương thơm của thịt heo, ăn vào rất béo, vị ăn ngọt, giòn, mịn màng, thơm ngon.
Để thưởng thức, giò lụa được cắt thành khoanh ngang và cắt thành nhiều miếng tuỳ thuộc và nhu cầu của người dùng. Giò được ăn trực tiếp hoặc đơn giản là ăn kèm cùng muối tiêu chanh, dưa kiệu. Ngoài ra có nhiều cách thưởng thức khác như ăn kèm cùng thịt kho trứng, măng, cơm, bánh chưng, bánh ướt và nhiều món ăn khác.
Giò còn là nguyên liệu không thể thiếu của bánh giầy. Tại miền bắc Việt Nam giò chả Ước Lễ của huyện Thanh Oai là cực kỳ nổi tiếng, bạn nên thử một lần nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm Tự tay làm chả lụa ngay tại nhà chỉ với chiếc máy xay sinh tố
Chả bò (Giò bò)
Ngoài chả lụa thì chả giò bò khá phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Có thể bạn chưa biết thì đây là đặc sản nổi tiếng của Bình Định.
Nó là sự kết hợp của thịt bò, mỡ heo, thìa là, tỏi, bột bắp, bột nổi. Chúng được xay nhuyễn và bổ sung thêm một số gia vị như nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt,…Bên ngoài được gói bằng lá chuối thật chặt và luộc kỹ.
Để bảo quản chả lâu tầm 1 tháng thì nên cho chả vào ngăn tủ lạnh với nhiệt độ dưới – 18 độ C. Khi muốn dùng thì có thể đem ra hấp lại.
Chả có màu nâu của bò, ăn rất thơm ngon, béo, giòn. Các bạn có thể ăn chả bò trực tiếp hoặc ăn kèm cùng bún, mì, cơm, và nhiều món ăn khác,… Không thể không kể đến là topping trong món bún bò thơm ngon.
Ban có thể tham khảo thêm 2 cách làm chả bò (giò bò) tại nhà dai ngon hấp dẫn
Giò hoa ngũ sắc (chả hoa)
Chả hoa ngũ sắc là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết của nhiều gia đình Việt Nam. Tên gọi này đến từ bề ngoài bắt mắt của loại chả này, màu cam của cà rốt, màu nâu của lòng đỏ trứng muối, màu nâu của mộc nhĩ.
Hỗn hợp cà rốt, tai heo, da heo, đậu Hà Lan, tiêu, lòng đỏ trứng muối, mộc nhĩ,… được xay nhuyễn cuộn trong lá chuối và hấp trong lò và mang ra thưởng thức. Chả có mùi thơm, béo ngậy của trứng muối và cay cay của tiêu đen.
Món này ăn cùng cơm hoặc ăn kèm cùng mì và một số loại món ăn chính trong bữa ăn hoặc ăn trực tiếp.
Giò gà
Một món giò không thể thiếu trên mâm cơm ngày Tết là giò gà với đặc điểm thơm ngon, giòn dai và màu sắc bắt mắt đã trở thành món ăn đãi khách được nhiều gia đình yêu thích. Món chả này có công thức khá tương tự như chả lụa nhưng chỉ khác là thay thịt heo bằng thịt gà. Sau khi xay thịt gà cùng hỗn hợp gia vị thì được gói trong lá chuối và hấp.
Giò gà có màu hồng nhạt hoặc trắng, ăn vào rất thơm mùi thịt gà, giòn, dai và mịn. Nếu nhìn bề ngoài thì có thể lầm tưởng chả giò gà và chả lụa, nhưng khi thưởng thức thì mới thấy 2 vị hoàn toàn khác nhau. Món này ăn kèm cùng cơm, bánh tét, thịt kho thì rất ngon hoặc ăn trực tiếp.
Bạn có thể tham khảo thêm Tết năm nay hãy thử ngay công thức làm giò gà thơm ngon lạ miệng đãi khách
Chả quế
Một món chả thơm ngon được lòng nhiều gia đình ưa chuộng là chả quế. Tuy nhiên, một số người không thích mùi quế thì sẽ khó ăn được món chả này. Với công thức dễ làm và nguyên liệu dễ kiếm. Hỗn hợp của thịt heo, thịt gà, tiêu trắng, dầu ăn, bột nở, bột quế, bột bắp và nước mắm sau đó xay nhuyễn và cho vào lò nướng hoặc hấp với nhiệt độ cao.
Chả có màu vàng đậm của lớp vỏ bên ngoài là do được phủ một lớp dầu ăn trước khi hấp, màu vàng nhạt bên trong. Khi thưởng thức thì đậm đà và thơm ngon, mùi quế là đặc điểm nhận dạng chính của món chả này.
Chả có thể được ăn trực tiếp, làm các món khác như chả quế sốt cà chua, chả quế kho thịt, chả quế rim tiêu,…
Bạn có thể tham khảo thêm Cách làm chả quế thơm ngon, dai dẻo đón Tết
Giò bì
Giò bì còn được gọi là giò bì lợn. Loại giò này khá giống với chả lụa nhưng hương vị sẽ đậm đà và có thêm bì lợn bên trong. Với nguyên liệu dễ tìm và quen thuộc như giò sống, bì lợn, bột mì, dầu điều, đường, hạt nêm, tiêu xay, hành tím, hành lá và ngò rí. Hỗn hợp này được xay kỹ và được gói trong lá chuối và hấp kỹ. Khi dùng thì có thể hấp sơ và thưởng thức.
Chả này có màu trắng ngà, hồng hồng kèm theo những nốt trong trong của bì heo trên lát cắt. Các món như bánh mì Việt Nam, bánh ướt, bánh cuốn,…thường sử dụng loại chả bì này. Bởi vì tính đậm đà nên ăn kèm cơm sẽ rất hợp lý.
Ngày Tết thì giò bì là món không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên, kế bên là món măng, thịt kho trứng và bánh chưng.
Giò xào (giò thủ)
Giò xào còn được gọi là giò thủ là món không thể thiếu trong dịp Tết. Món này khá độc đáo bởi sự kết hợp của tai, lưỡi heo, mũi, mép và nấm mèo, hành tỏi. Vì thế giò này có vị thơm ngon, giòn dai sần sật và ăn hoài không ngán.
Với sự kết hợp của một số gia vị khác như hành tím, tỏi, bột ngọt, muối, dầu ăn, nước mắm,… Sau khi cắt nhỏ tai, lưỡi heo, mũi, mép, nấm mèo thì cho hỗn hợp gia vị thái nhỏ vào và ép vào khuôn, bọc lá chuối và hấp.
Khi ăn thì lấy ra thưởng thức. Màu nâu, vàng hoà lẫn vào nhau làm cho món giò cực kỳ bắt mắt. Món này thường ăn kèm với muối tiêu chanh hoặc ăn ăn như món ăn chính trong bữa cơm.
Bạn có thể tham khảo thêm Cách làm giò thủ (giò xào) dễ làm tại nhà ngon, ăn không ngán
Giò me (giò bê)
Giò me có tên khác gọi là giò bê, là một đặc sản của Nghệ An. Nhắc đến đầy thì các bạn có thể hình dung là giò này là được làm từ thịt bê và bì bê xay kết hợp cùng gia vị như hạt tiêu, trắng hà, nước mắm.
Cách làm thì cũng tương tự như các loại chả khác. Màu sắc của giò bê bắt mắt, có màu hồng hồng của thịt bê và màu vàng của vỏ giò xung quanh.
Khi thưởng thức thì cực kỳ thơm ngon và đậm đà. Giò me thường được thái lát mỏng và chấm với tương ớt, dùng như dăm bông, thịt nguội. Cách để bảo quản giò me đúng cách là cho vào trong tủ lạnh khi nào dùng thì đem hấp hoặc sơ chế sơ lại rồi dùng.
Bạn có thể tham khảo thêm Giò me là gì? Cách làm giò me chuẩn vị Nghệ An
Giò ngựa
Là một đặc sản của tỉnh Bắc Giang thì người ta thường nghĩ ngay đến giò ngựa. Chả này là sự kết hợp của thịt ngựa, thịt lợn, mỡ lợn cùng gia vị như hạt tiêu, nước mắm ngon. Sau đó xay và bọc ngoài bằng lá chuối rồi luộc giò.
Giò ngựa có màu nâu sẫm, ăn vào thì rất thơm và lạ miệng, thường thì sẽ ăn kèm trong các bữa cơm với mì, rau,…
Bạn có thể tham khảo thêm Lạ mà quen với món giò ngựa Hà Giang, ăn một lần là nhớ mãi
Giò tai
Giò tai là một đặc sản mà không thể không nhắc đến vào ngày lễ Tết. Giò tai dai dai, sần sật được nêm nếm vừa ăn bởi các gia vị. Món ăn này dùng để đãi khách đến nhà chơi thì còn gì bằng phải không nào. Bạn có thể ăn kèm món này với dưa chua, củ cải muối cũng rất tuyệt đấy!
Chúng ta đã cùng điểm qua 10 loại giò ngon, không thể thiếu trên bàn cơm của Tết Việt Nam. Mỗi loại giò là một tinh hoa riêng của một số miền nhất định, tất cả làm nên sự đa dạng của ẩm thực Việt.
Kinh nghiệm hay Pgdphurieng.edu.vn
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 loại giò ngon trứ danh không thể thiếu trong ngày Tết cổ truyền tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.