Bạn đang xem bài viết 10 cách trị sỏi bàng quang dân gian hiệu quả, đơn giản tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể truy cập nhanh thông tin cần thiết tại phần mục lục bài viết phía dưới.
Sỏi bàng quang gây ra nhiều triệu chứng khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hãy cùng Nhà thuốc An Khang tìm hiểu cách trị sỏi bàng quang dân gian qua bài viết dưới đây nhé.
Sỏi bàng quang là gì?
Sỏi bàng quang là những khối khoáng chất cứng trong nước tiểu đậm đặc kết tinh và tạo thành trong bàng quang. Sỏi bàng quang thường phát triển khi bạn gặp khó khăn trong việc làm rỗng hoàn toàn bàng quang sau khi bạn đi tiểu.
Nếu không điều trị, sỏi có thể gây nhiễm trùng, chảy máu và gây ra các vấn đề lâu dài nghiêm trọng ở đường tiết niệu.
Sỏi bàng quang là gì?
Rau diếp cá
Theo Y học cổ truyền, rau diếp cá có vị cay, tính mát, mang lại tác dụng giải độc, thanh nhiệt. Đặc biệt, diếp cá còn giúp lợi tiểu, cải thiện các dấu hiệu của tiểu khó, tiểu rắt, hỗ trợ điều trị sỏi thận, sỏi bàng quang,…
Rau diếp cá có thể được sử dụng chữa sỏi bàng quang theo hai cách sau:
- Cách 1: Sử dụng 1 nắm rau diếp cá, rửa sạch, xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt uống mỗi ngày đều đặn giúp giảm các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang như tiểu buốt, bí tiểu, khó tiểu,…
- Cách 2: Sắc 1 thang gồm 30g rau diếp cá, rau má, xa tiền thảo; 20g lá tre và 24g râu ngô trong nồi với lửa nhỏ. Mỗi ngày sử dụng 1 thang chia làm 2 lần uống giúp chữa sỏi bàng quang.
Rau dừa nước
Rau dừa nước (thủy long) thường được dùng để chữa các bệnh về thận – tiết niệu như: tiểu đục, tiểu buốt rắt, sỏi bàng quang, sỏi đường tiết niệu,…
Bạn có thể thực hiện phương thuốc này với nguyên liệu là rau dừa nước. Bạn nấu canh với rau dừa nước khoảng 200g cùng ít thịt băm và dùng trong mỗi bữa ăn hằng ngày.
Sài đất
Trong Y học cổ truyền, sài đất hay còn được gọi là ngổ núi, cúc giáp,… thường sử dụng để điều trị các bệnh lý như sỏi tiết niệu, sỏi bàng quang hiệu quả khi kết hợp với một hoặc vài nguyên liệu sau: bồ công anh, mã đề, cam thảo.
Cách thực hiện:
- Nấu các loại dược liệu đã được rửa sạch cùng với 1 lít nước.
- Sắc cho đến khi nào lượng nước còn một nửa, lọc bỏ phần bã và lấy nước.
- Chia phần nước thành 3 lần uống, sử dụng trong ngày để có hiệu quả tốt nhất.
Rau đắng
Rau đắng có vị đắng, tính hàn cùng tác dụng chống viêm, lợi tiểu, diệt ký sinh trùng. Trong y học cổ truyền ghi nhận rằng rau đắng thuộc nhóm các dược liệu giúp “lợi niệu thông lâm”, chữa chứng khó tiểu, bí tiểu, tiểu ra máu,…
Do đó, có thể sử dụng rau đắng hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang khá tốt. Mỗi ngày, bạn dùng khoảng 15g rau đắng khô nấu nước uống như uống trà để bài trừ sỏi.
Có thể sử dụng rau đắng hỗ trợ điều trị sỏi bàng quang khá tốt
Kim tiền thảo
Kim tiền thảo được sử dụng rộng rãi để điều trị sỏi tiết niệu với ít tác dụng phụ trong y học cổ truyền.
Một nghiên cứu cho thấy, kim tiền thảo có tác dụng ngăn ngừa hình thành sỏi, tăng bài tiết citrate qua nước tiểu, giúp lợi tiểu và khiến giảm kích thước sỏi.[1]
Bạn hãy sử dụng khoảng 40g kim tiền thảo nấu nước uống mỗi ngày để chữa sỏi bàng quang.
Kim tiền thảo được sử dụng rộng rãi để điều trị sỏi tiết niệu
Rễ cỏ tranh
Cỏ tranh với vị ngọt, tính cam hàn có tác dụng trị sỏi bàng quang, giúp thanh nhiệt, đào thải độc tố, lợi tiểu,…
Cách thực hiện chữa sỏi bàng quang từ rễ cây cỏ tranh như sau:
- Chuẩn bị 10g rễ cỏ tranh, 15g rau má, 5g rễ đậu biếc rửa sạch và sắc cùng 600ml nước.
- Đun trên lửa nhỏ cho đến khi lượng nước cạn còn một nửa.
- Lọc bỏ bã và lấy nước cốt, chia thành 3 lần uống/1 ngày.
- Sử dụng liên tục trong vòng 1 tháng để giúp đào thải và bào mòn sỏi.
Rau mã đề
Rau mã đề hoặc hạt của cây mã đề (xa tiền tử) được biết đến bởi tác dụng lợi tiểu, khả năng giảm kích thước và số lượng sỏi. Đồng thời, rau mã đề còn giúp ngăn ngừa tái phát và hình thành sỏi mới.
Do đó, rau mã đề luôn có mặt trong những bài thuốc hoặc có thể sắc lấy nước uống để chữa sỏi bàng quang.
Rau mã đề luôn có mặt trong những bài thuốc để chữa sỏi bàng quang
Cây dứa dại
Rễ cây dứa dại có vị ngọt, tính mát giúp lương huyết, tiêu độc, lợi tiểu, bào mòn và đánh tan sỏi trong Đông y.
Bạn có thể sử dụng rễ dứa dại bằng các cách sau:
Cách 1: Sắc hoặc hãm rễ dứa khô với nước uống đều đặn mỗi ngày như nước trà.
Cách 2: Chuẩn bị khoảng 20g rễ dứa dại, 20g kim tiền thảo, 12g hạt quả chuối hột, 12g rễ cỏ tranh và 10g bông mã đề. Sắc tất cả các nguyên liệu với nước, chia làm 2 – 3 lần và uống trước các bữa ăn trong ngày giúp điều trị sỏi bàng quang.
Hoàng bá và bán biên liên
Hoàng bá và bán biên liên được biết đều có tác dụng kháng khuẩn và hoạt động như kháng sinh tự nhiên. Đặc biệt, kết hợp hoàng bá và bán biên liên sẽ giúp giảm đau nhức, giãn cơ trơn và dễ dàng tống đẩy sỏi dưới 7mm ra ngoài bàng quang.
Nguyên liệu: Hoàng bá và bán biên liên, mỗi loại 15g.
Thực hiện:
- Nấu 500ml nước cùng các nguyên liệu với lửa nhỏ đến khi còn khoảng 200ml.
- Lọc lấy phần nước cốt, bỏ bã thuốc.
- Chia nước thành 2 lần, uống ngay khi còn ấm và chỉ dùng trong ngày.
Khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Khi có một trong các triệu chứng của bệnh sỏi bàng quang như: đau bụng dưới, đau khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên, khó tiểu hoặc dòng nước tiểu bị gián đoạn, tiểu ra máu hoặc nước tiểu đục, sẫm màu,… bạn nên đến thăm khám bác sĩ sớm nhất để có thể thực hiện các bài test chẩn đoán bệnh sỏi bàng quang.
Các xét nghiệm bệnh sỏi bàng quang
- Xét nghiệm nước tiểu: giúp tìm ra dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc máu có thể gây ra hoặc là kết quả của sỏi bàng quang.
- Xét nghiệm hình ảnh: như chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp X-quang và siêu âm cho hình ảnh rõ ràng về kích thước, hình dạng và vị trí của sỏi bàng quang.
- Soi bàng quang: bác sĩ sẽ sử dụng một ống soi nhỏ để nhìn vào bên trong bàng quang của bạn và kiểm tra sỏi.
Tham khảo địa chỉ khám và điều trị bệnh sỏi bàng quang
Nếu có nhu cầu đến bệnh viện để làm các xét nghiệm về bệnh sỏi bàng quang, bạn nên tham khảo các bệnh viện lớn như:
- Tại thành phố Hồ Chí Minh: Bệnh viện Đại học Y Dược, Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Gia Định, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch,…
- Tại thành phố Hà Nội: Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Quân Y 108, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội,…
Xem thêm:
- Cảnh báo 8 dấu hiệu sỏi thận có thể bạn chưa biết
- Bị sỏi thận nên ăn gì? 12 loại thực phẩm trị sỏi thận tại nhà an toàn, hiệu quả
- 14 cách phòng ngừa sỏi thận hiệu quả giúp bạn khỏe mạnh
Hy vọng bài viết trên đã cung cấp cho bạn về các cách dự phòng và điều trị sỏi bàng quang dân gian hiệu quả mà lành tính. Hãy chia sẻ bài viết nếu thấy thông tin hữu ích bạn nhé.
Nguồn: My.clevelandclinic
Nguồn tham khảo
-
Evaluation of antiurolithic effect and the possible mechanisms of Desmodium styracifolium and Pyrrosiae petiolosa in rats
https://pubmed.ncbi.nlm.nih.gov/21822640/
Cảm ơn bạn đã xem bài viết 10 cách trị sỏi bàng quang dân gian hiệu quả, đơn giản tại nhà tại Pgdphurieng.edu.vn bạn có thể bình luận, xem thêm các bài viết liên quan ở phía dưới và mong rằng sẽ giúp ích cho bạn những thông tin thú vị.