Nếu truyện thần thoại nhằm giải thích những hiện tượng tự nhiên, truyện truyền thuyết kế về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, truyện cổ tích kề về cuộc đời của một số kiểu nhân vật quen thuộc thì truyện cười lại nhằm đem lại tiếng cười cho nhân dân. Tiếng cười đó có thể là để giải trí sau những ngày lao động một nhọc, có thể để chế giễu, phê phán những thói hư tật xấu trong cuộc sống hàng ngày… “Lợn cưới, áo mới” là một truyện cười hay. Tuy dung lượng ngắn nhưng bài học rút ra từ câu chuyện lại rất sâu sắc. Mời các bạn tham khảo một số bài văn phát biểu cảm nghĩ về truyện cười đã đượch chúng mình tổng hợp trong bài viết dưới đây.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 10
Trong kho tàng truyện cười dân gian, “Lợn cưới, áo mới” là một trong những tác phẩm đặc sắc .Nó cười chế giễu những người thích khoe khoang mình lắm tiền, nhiều của.
Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.
Khi đi tìm lợn, lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không ? Hoặc nói rõ con lợn ấy là lợn gì, to hay nhỏ, trắng hay đen, thi anh ta lại hỏi: Bác có thấy con lợn CƯỚI của tôi chạy qua đây không ? Câu hỏi thừa từ cưới, vì từ cưới không phải là từ thích hợp để chỉ đặc điểm của con lợn bị sổng và cũng không phải là thông tin cần thiết đối với người được hỏi. Người được hỏi không cần biết con lợn ấy được dùng vào việc gì (đám cưới hay đám tang). Thế nhưng nó lại rất quan trọng đối với anh đi tìm lợn vì nó là cái cớ để anh ta khoe con lợn của mình. Thành ra câu hỏi của anh ta vừa có mục đích tìm lợn, vừa có mục đích khoe của, nhưng để khoe của là chính.
Anh có áo mới cũng thích khoe đến mức may được cái áo, không đợi ngày lễ, ngày Tết hay đi chơi mới mặc mà đem ra mặc ngay. Tính thích khoe của đã biến anh ta thành trẻ con. (Già được bát canh, trẻ được manh ảo mới). Nhưng trẻ con thích khoe áo mới thì đó là lẽ thường tình bởi chúng ngây thơ, trong sáng; còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới với mục đích là để khoe của.
Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười: đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Vì nôn nóng khoe áo mới mà anh ta đã đứng mãi từ sáng tới chiều, kiên nhẫn đợi để khoe bằng được. Đợi mãi chẳng thấy ai hỏi đến, anh ta tức lắm. Đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì anh chàng mất lợn chạy tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra để khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc CÁI ÁO MỚI này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Đúng ra, anh ta chỉ cần đáp là có nhìn thấy hay không nhìn thấy, nhưng anh ta lại cố tình khoe áo mới cả bằng điệu bộ lẫn lời nói. Đấy là những yếu tố thừa nhưng lại là nội dung, mục đích thông báo chính của anh ta.
Tính khoe của của nhân vật được đẩy tới tột đỉnh bằng nghệ thuật cường điệu, bởi trên đời này không có ai lại khoe của một cách vô duyên và trơ trẽn như anh lợn cưới và anh áo mới.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 10
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 9
Khoe khoang của cải là một thói xấu đôi khi khiến người khoe tự đẩy mình vào tình thế lố bịch, bị người đời cười chê. Những người khoe của thường là những kẻ hợm hĩnh, coi của cải là trên hết, có chút gì mới cũng khoe ra để chứng tỏ là mình hơn người. Truyện cười Lợn cưới, áo mới khiến ta thấm thía hơn ý nghĩa đó. Tình huống gây cười trong câu chuyện này thật giàu ý nghĩa.
Truyện kể về anh chàng hay khoe của vừa may được chiếc áo mới, đứng hóng ở cửa đợi được người ta khen. Đứng mãi từ sáng đến chiều mà vẫn chẳng ăn thua, đang thất vọng thì có người chạy qua, thế là không bỏ lỡ dịp may – cũng chẳng cần biết người đó hỏi gì – liền vội khoe ngay: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này…”. “Chiếc áo mới” ở đây là một thông tin thừa. Người hỏi đang cần biết thông tin về con lợn, chứ đâu cần biết chiếc áo anh đang mặc là mới hay cũ và anh mặc nó từ bao giờ!
Anh đi tìm lợn khoe của trong tình huống nhà sắp có đám cưới mà lợn lại sổng mất. Lẽ ra trong câu hỏi của anh phải có những thông tin mà người được hỏi cần biết về con lợn (con lợn to hay nhỏ, màu lông ra sao, gầy béo thế nào…), anh lại hỏi về con lợn cưới. Thông tin này là thừa với người được hỏi (Ai cần biết con lợn ấy anh để làm gì?).
Tình tiết gây cười bật ra ngay trong câu hỏi của anh đi tìm lợn. Mục đích của anh là hỏi để người ta giúp anh tìm con lợn. Thay vì cung cấp những thông tin cần thiết về con lợn, anh lại nhằm vào một mục đích khác: khoe nhà giàu, cỗ cưới to (Ngày xưa, đám cưới mà mổ cả một con lợn hẳn là to lắm). Anh được hỏi cũng chẳng vừa, lẽ ra chỉ cần thông báo điều mà người hỏi muốn biết (không nhìn thấy con lợn), anh lại cũng tranh thủ khoe luôn chiếc áo mới của mình.
Như thế gọi là “kẻ cắp bà già gặp nhau”. Anh khoe của lại gặp đúng cái anh cũng thích khoe của, mà anh kia khoe của còn tài hơn. Anh tìm lợn dù sao cũng chỉ cài thêm thông tin vào một cách khéo léo (con lợn ấy là con lợn cưới), từ đó khiến anh kia suy ra rằng nhà anh sắp có cỗ bàn to lắm. Anh khoe áo thì nói “huỵch toẹt”: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này… thông tin của anh hoàn toàn không liên quan gì đến vấn đề mà anh kia quan tâm (con lợn bị sổng chuồng).
Qua truyện Lợn cưới, áo mới, nhân dân ta phê phán tính hay khoe khoang của con người, nhất là khoe khoang về của cải. Tính khoe của biến con người thành những kẻ lố bịch, hợm hĩnh, trở thành đối tượng cho mọi người cười chê.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 9
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 8
“Lợn cưới, áo mới” là một trong những truyện cười hay của văn học dân gian nước ta.
Câu chuyện ngắn gọn tựa như màn kịch nhỏ kể lại một cuộc chạm trán đầy bất ngờ và thú vị của hai anh chàng cùng khoe của. Một anh khoe chiếc áo mới may và một anh khoe con lợn cưới. Cả hai đều khoe của một cách lố bịch, do đó đã làm bật ra tiếng cười châm biếm của dân gian.
Tính khoe khoang là một nhược điểm của con người trong xã hội. Trong truyện, hai anh chàng đều có tinh khoe khoang gặp nhau. Đây không phải là khoe thài năng, trí tuệ, học thức… hay công lao đóng góp cho xã hội mà là khoe của. Người có tính khoe của là người thích phô trương những của cải của mình cho người khác biệt, dù rằng chỉ một “chiếc áo mới may” hoặc một “con lợn cưới”. khi khoe của, họ sung sướng và thấy mình có của hơn người, có những cái mà người khác không có và lấy đó làm hãnh diện. Nhưng của cải đâu phải là thước đo giá trị của con người, đâu làm cho con người được tôn vinh, đáng khâm phục mà trái lại người khoe của làm cho mình bị hạ tháp giá trị con người.
Anh khoe áo mới thật đáng chê cười. Các cụ già xưa thường nói: “Già bát cơm canh, trẻ manh áo mới”. Trẻ con thật thích thú khi có chiếc áo mới. Thuế nhưng, anh chàng nọ đâu phải là trẻ con mà lại khie áo mới như vậy. Chi tiết “anh dướng mãu từ sáng đến chiều” thật nực cười. Nó làm lố bịch hoàn toàn tính khoe khoang của anh. Khi gặp anh chàng tìm “lợn cưới” thì tính khoe của anh ấy lại lộ rõ.
Người ta hỏi lợn cưới thì anh lại giơ ngay vạt áo ra bảo rằng: Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả! Anh đã lợi dụng câu trả lời để khoe áo mới, bởi vậy phần đầu câu trả lời là thừa, không ăn nhập vào trọng tâm câu trả lời. Người ta hỏi lợn nhưng anh lại đề cập đến áo mới, làm cho câu trả lời trở nên lạc lõng, chỉ lộ rõ sự khoe áo mới của anh mà thôi.
Còn anh tìm lợn lại khoe của trong hoàn cảnh đặc biệt hơn. Anh đang tất tưởi chạy đi tìm con lợn bị sổng, thế mà vẫn không quên khoe khoang. Đi tìm lợn, lẽ ra phải hỏi con lợn, nhưng anh lại hỏi con “lợn cưới”. Cũng giống như anh khoe áo mới, anh tìm lợn lợi dụng câu hỏi để khoe khoang. Từ “cưới” trong câu hỏi của anh cũng bị thừa, không xoáy sâu vào vấn đề hỏi mà lại xoáy sâu vào vấn đề khoe. Cả hai anh cùng khoe của chạm trán nên đã gây cười cho dân gian. Tiếng cười châm biếm khuyên ta hãy sống thật giản dị, khiêm tốn, chân thành vị không huyênh hoang, khoác lác.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 8
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 7
Trong kho tàng văn học của đất nước ta, có rất nhiều thể loại văn học hay như tục ngữ, ca dao, ngụ ngôn…Trong số đó, truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian, thông qua việc sáng tạo những câu chuyện cười, ông cha ta đã truyền lại những thông điệp, những bài học quý giá, sâu cay và đả kích những thói hư tật xấu trong xã hội. Trong số những bài học hay, phải kể đến là câu truyện lợn cưới áo mới – câu chuyện phê phán sự khoe khoang, khoác lác.
Trong câu truyện, tác giả dân gian đã khéo léo đưa ra những tình tiết hay và trào phúng để tạo ra những tiếng cười cho người đọc. Tuy nhiên, sau đó chính là thông điệp được gửi đến nhằm khuyên răn con người hướng đến cái chân – thiện – mĩ. Truyện kể về một người khoe con lọn mới cưới xổng chuồng và một người khoe cái áo mới may. Tuy nhiên cuộc tranh cãi không đi đến hồi kết vì không ai chịu thiệt thòi hơn ai.
Mở đầu câu chuyện nói về một chàng trai có cái mới. Tác giả đã khéo léo lồng chi tiết đáng cười vào chính là dù đã lớn tuổi, nhưng tính cách vẫn như một đứa trẻ con, muốn khoe cho mọi người biết rằng mình có một cái áo mới mới nhưng thú đến như anh chàng trong truyện thật là điển hình cho sự lố bịch đáng cười và phê phán. Chi tiết “đứng hóng cửa” thật buồn cười nhưng đối với anh chàng trong chuyện đó lại là điều bình thường, thói quen. Anh đã dùng thời gian vào việc làm vô ích. Nó hoàn toàn trái với tự nhiên, thật lố bịch và ngớ ngẩn đến khó tin. Nhưng trớ trêu thay, anh đợi hoài không thấy ai đi qua mà gặp ngay một ‘đối thủ” khoe khoang cũng ngang cơ mình.
Có một anh chàng sắp làm đám cưới thì có con lợn bị xổng chuồng. Lợi dụng việc mất lợn, anh này đã khoe khoang việc có con lợn “cưới”. Đọc lên, chúng ta thấy được những yếu tố gây cười ở đây. Con lợn thì ai cũng biết, nhưng lợn cưới thì thật là kì quặc, nó đậm mùi khoe khoang, chẳng là nhà người đàn ông này đang có công việc, vì vậy mà việc hỏi con lợn cưới chỉ là hình thức bên ngoài. Còn mục đích chính là khoe hôm nay nhà tôi có việc, tổ chức ăn uống rất linh đình.
Tuy nhiên, trong trường hợp này ta có thể thấy “một chín một mười”. Người đàn ông chạy đi tìm lợn với giọng điệu vô cùng hồ hởi. Anh ta muốn nghe nhất lúc này chính là hỏi thăm về lợn cưới. Nhưng người anh ta hỏi lại là người cũng có tính hay khoe khoang, câu trả lời của anh ta “từ lúc tôi mặc áo mới này chẳng thấy con lợn nào chạy qua cả” đã đáp ứng được câu hỏi nhưng có thêm một mục đích là khoe chiếc áo của mình.
Cuộc đối đầu không phân thắng bại giữa người khoe “áo mới” và người khoe “lợn cưới” đã khiến cho người đọc không kìm được tiếng cười. Truyện đã thành công khi phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay với chúng ta. Trong cuộc sống ta vẫn thấy nhiều việc như vậy. Do vậy chúng ta cần tránh mắc nhưng tính xấu này. Hãy sống thật giản dị, khiêm tốn chân thành chớ đừng như hai anh khoe của trong câu truyện trên đây.
Qua câu truyện, chúng ta có thể thấy được một tính xấu trong xã hội, cần được chỉnh sửa và chấn chỉnh. Chúng ta cần có lối sống khiêm tốn hơn để không ngừng hoàn thiện bản thân mình.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 7
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 6
Trong kho tàng dân gian Việt Nam có rất nhiều những tác phẩm hay và đặc sắc nổi bật lên đó là truyện Lợn Cưới Áo Mới . Truyện phê phán thói hư tật xấu của những kẻ hay khoe của.
Truyện ngụ ngôn kể về 1cuộc tranh tài giữa 2 kẻ hay khoe của 1 người thì khoe con lớn cưới, 1 người thì khoe chiếc áo mới. Câu chuyện như những bi hài của những kẻ hay khoe của, mà tài sản 2 người này khoe thì lại chẳng đáng là bao nhiêu. Cuộc sống có rất nhiều loại người, người thì khiêm tốn, người thì lại hay khoe khoang cho dù bản thân chẳng có thứ tài sản nào to tát thế nhưng họ vẫn cứ khoe khoang để cho người ngoài biết. Hoàn cảnh của 2 người hết sức đặc biệt đối với anh khoe con lợn cưới thì diễn ra trong hoàn cảnh thật éo le khi gia đình đang diễn ra đám cưới, nhưng con lợn bị sổng mất tưởng như lúc này gia đình cần phải bận bịu đi tìm kiếm nó nhưng anh này vẫn khoe khoang để cho mọi người biết rằng nhà mình đang sổng con lợn , đã là lợn nhưng anh lại dùng từ có nhìn thấy con lợn cưới hay không.
Câu chuyện thật khiến cho người đọc bật cười bởi chi tiết đi tìm lơn, anh đó không miêu tả rằng con lợn đó có màu gì, to hay nhỏ, mà lại rẽ vào và hỏi “ Bác có thấy con lơn Cưới của tôi chạy qua đây không”, một câu hỏi vô cùng là đầy mâu thuẫn, bởi không có con lợn nào gọi là con lợn cưới cả, ở đây anh chàng này vừa có ý muốn tìm kiếm con lợn bị sổng của mình vừa có ý muốn khoe khoang của cái của mình, đặc sắc khi 2 anh chàng khoe của lại gặp nhau khi người thì hỏi con lợn cưới người thì lấy cớ trả lời và khoe luôn chiếc áo mới của mình.
Đối với anh khoe chiếc áo mới thì anh ta diễn ra trong hoàn cảnh hết sức đặc sắc khi mới may được chiếc áo mới không chờ đến ngày lễ hay có dịp gì mà mặc luôn, đối với những trẻ thơ việc muốn khoe chiếc áo mới là điều bình thường nhưng đối với anh chàng này thì điều đó đã biến anh thành những đứa trẻ thơ, thích khoe khoang khi mình có đồ mới, anh ta mặc chiếc áo mới đó và đứng ra ngoài của hóng xem có ai đi qua không để khoe, anh ta diễn ra trong hoàn cảnh thật lực cười khi anh ta nôn nóng đợi mặc chiếc áo mới đó và mặc nó từ sáng đứng ngóng ngoài cửa để đợi người ta đi đến rồi khoe, anh ta mặc chiếc áo đó từ sáng mà không có người đi qua, đến chiều mới thấy có người đi qua nhưng lại là anh chàng đang khoe con lợn cưới của mình.
Anh đang đi tìm kiếm con lợn đã hỏi người đàn ông khoe chiếc áo mới đó là anh có thấy con lợn cưới của tôi đi qua đây không, anh khoe áo liền lấy đó để làm cái cớ của mình để khoe chiếc áo từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này tôi không thấy con lợn nào chạy qua, một câu trả lời vừa đáp ứng được yêu cầu của anh chàng đang khoe khoang con lợn , vừa đáp ứng được yêu cầu của bản thân từ sáng tới chiều đó là đang khoe chiếc áo mới của mình.
Câu chuyện dân gian vừa gây tiếng cười cho người đọc vừa để phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội đó là tính hay khoe của mà những thứ mà họ khoe không phải là học vấn trí tuệ hay là những gì cao xa mà đó là những thứ rất tầm thường, thế nhưng lại được 2 người này đêm ra để khoe khoang cho thiên hạ biết, đó là điều thật khiến người đọc phải phê phán.
Truyện lợn Cưới Áo Mới là một truyện dân gian đặc sắc nó giúp người đọc thư giãn sau những lúc làm việc mệt mỏi, nhưng qua những tiếng cười đó người đọc cần phê phán những thói xấu của những kẻ hay thích khoe của như 2 anh chàng trong câu chuyện này.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 6
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 5
Kho tàng truyện người Việt Nam luôn khiến cho người đọc vừa cười vừa ngẫm nghĩ ra biết bao nhiêu điều hay ý lạ mà cha ông ta muốn gửi gắm trong đó. Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là một câu chuyện thú vị như vậy. Câu chuyện chế giễu những người có tính hay khoe của, nhưng trò khoe của này lại làm trò cười cho mọi người xung quanh mình.
“Lợn cưới áo mới” không có nhiều tính tiết hấp dẫn, gay cấn nhưng nhờ yếu tố gây cười đã khiến cho người đọc ấn tượng và rút ra được nhiều bài học cho bản thân mình. Câu chuyện kể về cuộc tranh luận của hai người có tính hay khoe của gặp phải nhau. Một người khoe con lợn cưới mới xổng chuồng và một người khoe cái áo mới may. Tuy nhiên cuộc tranh cãi không đi đến hồi kết vì tính khoe của của hai anh không ai chịu thiệt thòi hơn ai.
Có một anh chàng sắp làm đám cưới thì con lợn “cưới” bị xổng chuồng. Đáng nhẽ ra trong lúc tình huống nguy cấp và bận rộn như thế này, chuyện tìm lợn không cần thiết phải làm rùm beng lên. Nhưng anh chàng này lại mượn tình cảnh này để “tìm lợn”, nhưng thực ra là để khoe khoang có con lợn “cưới”.
Đọc lên chúng ta đã thấy được chi tiết gây cười ờ đây. Không nhất thiết phải nói là “lợn cưới”, chỉ cần nói “lợn” là đủ nhưng anh chàng cứ cố nhấn mạnh yếu tố “cưới” ở đây để khoe của, khoe con lợn của mình. Tuy nhiên anh chàng này lại gặp ngay “đối thủ” khoe khoang cũng ngang cơ mình.
Nhân cơ hội anh kia khoe của thì anh này cũng khoe cái ‘áo mới”. Việc nhấn mạnh “áo mới” ở đây lại là sự khéo léo của người kể chuyện dân gian. Câu đối thoại “Từ khi tôi mặc cái áo mới này tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Tính khoe của của anh anh chàng này đã bắt gặp nhau. Với lối nói quá, nói cường điệu của cha ông ta đã tạo nên một tình huống hài hước nhưng mang ý nghĩa châm biếm, mỉa mai sâu cay.
Lời lẽ và cử chỉ của nhân vật chỉ hướng đến mục đích khoe của, khoe của một cách vô duyên và quá lộ liễu. Cách khoe của này không ngờ lại gây cười cho người trong thiên hạ. Và cũng chính cuộc đối đầu không phân rõ thắng bại giữa người khoe “áo mới” và người khoe “lợn cưới” đã khiến cho người đọc không kìm nổi tiếng cười. Thông thường người ta khoe tiền bạc, của cải, học vấn…nhưng đằng này hai anh chàng này lại khoe những thứ quá tầm thường, nhỏ nhặt, không đáng để “khoe”. Sự khoe khang lộ liễu này đã dẫn đến tiếng cười cho người đọc.
Truyện cười “Lợn cưới áo mới” mượn tình huống hài hước, khoe của của hai người đàn ông để phản ánh và chế giễu những người có lối sống khoe khoang một cách quá trớn, khoe không có điểm dừng và không khéo léo. Tiếng cười trong dân gian thường nhẹ nhàng nhưng lại có ý nghĩa sâu cay đối với chúng ta.
Bài học để lại của truyện cười “lợn cưới áo mới” chính là khuyên con người ta nên có lối sống khiêm tốn hơn để không ngừng hoàn thiện bản thân mình. Tránh để người khác nhìn vào đó mà “cười” lại mình. Đây là điều không đáng có.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 5
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 4
Kho tàng truyện cười, truyện ngụ ngôn của Việt Nam vô cùng phong phú, đã đem lại cho người đọc những tiếng cười bổ ích, những bài học sâu sắc về cuộc sống con người trong thời kỳ xưa.
Truyện cười “Lợn cưới áo mới” là những tiếng cười mỉa mai châm biếm thói hay khoe, háo danh, hay thích thể hiện mình của một số người trong xã hội. “Lợn cưới áo mới” kể về một chàng trai sắp lấy vợ và có con lợn cưới nhưng chẳng may nó bị sổng chuồng chạy mất anh ta hớt hơ hớt hải đi tìm lợn.
Đáng lý ra trong tình huống nguy cấp này anh ta phải tập trung chuyện tìm được chú lợn của mình nhưng do tính hay khoe của nên đi đâu gặp ai anh ta cũng trình bày vô cùng dài dòng về con lợn cưới. Mục đích là muốn khoe với mọi người rằng mình sắp cưới vợ và có lợn cưới.
Nhưng vỏ quýt dày cho móng tay nhọn. Anh chàng này gặp đúng đối thủ có anh này cũng mắc tính hay khoe của. Nhân tiện anh ta mới mua được chiếc áo mới nên hãnh diện đi khắp đầu làng cuối xóm để khoe. Nhưng ai cũng tránh anh ta như tránh tà vì biết tính anh hay khoe của nên không muốn tiếp chuyện.
Nhân dịp gặp được anh mất lợn cưới. Khi anh chàng mất lợn cưới trình bày về việc con lợn cưới của mình bị sổng chuồng thì anh chàng có chiếc áo mới nhân tiện cũng khoe luôn bằng một câu nói bất hủ chẳng ăn nhập gì vào câu chuyện của anh chàng mất lợn cưới rằng “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này không có con lợn nào chạy qua”.
Truyện cười “Lợn cưới áo mới”mượn câu chuyện để phê phán thói hỡm hĩnh hay khoe của của những người háo danh, thích thể hiện mình trước đám đông, trước mặt người khác, tưởng như thế là hay nhưng thực chất chỉ làm trò cười cho thiên hạ mà thôi.
Thông qua câu chuyện ông bà ta muốn nhắn nhủ con cháu mình phải biết sống khiêm nhường, không phải cái gì cũng đem khoe cho thiên hạ biết.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 4
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 3
Truyện cười là một thể loại truyện tiêu biểu của văn học dân gian Việt Nam, thông qua việc sáng tạo ra những câu chuyện cười, những tình tiết gây cười, ông cha ta luôn có một thông điệp, quan niệm nào đó muốn truyền tải lại cho người đời sau. Thông qua sự châm biếm là hiện thực được chỉ ra sắc nét, tiếng cười trong những câu chuyện này chính là phương tiện để đả kích những thói hư, tật xấu trong xã hội. Vì vậy mà những câu chuyện dân gian tuy được sáng tác bởi lực lượng lao động dân gian, lưu truyền chủ yếu thông qua phương thức truyền miệng nhưng lại có độ hàm súc cao, chứa đựng những ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Một trong những tác phẩm truyện cười tiêu biểu, đó chính là “Lợn cưới áo mới”.
“Lợn cưới áo mới” là câu chuyện đả kích về một tính xấu của con người, đó là sự khoe khoang, khoác lác. Những tình huống hài hước trong câu chuyện được các tác giả dân gian xây dựng rất khéo léo, tình tiết được đẩy lên cao trào khi tiếng cười ròn rã nhất. Tuy nhiên, sau tiếng cười ấy là một bài học, một triết lí được truyền tải, nhằm tác động vào sự nhận thức, vào lối sống của con người. Truyện “Lợn cưới áo mới” kể về một người đàn ông có tính hay khoe của. Mua một chiếc áo mới, anh ta mặc ngay, và vì muốn nhận được lời khen ngợi, sự trầm trồ ngưỡng mộ của những người hàng xóm mà anh ta đứng ra giữa cửa, đợi có ai đi qua thì người ta sẽ khen.
Mở đầu câu chuyện ta đã thấy vô cùng hài hước, người đàn ông trong câu chuyện đã là một người trưởng thành, nhưng lại có một tính cách rất trẻ con, đó là muốn nhận được những lời khen ngợi của mọi người. Nhưng đen đủi thay cho anh ta, vì đứng từ sáng đến tận chiều nhưng không thấy ai hỏi thăm hay đả động gì đến chiếc áo cả. Ta cũng có thể thấy anh ta khá là kiên nhẫn, bởi không nề hà thời gian hay sự mệt mỏi, vì mục đích của mình mà anh ta vô cùng quyết tâm. Sự kiên nhẫn ấy đáng quý nhưng mục đích của anh ta lại rất nực cười, thậm chí thành lố bịch, người đọc sẽ cảm thấy khó hiểu rằng vì sao chỉ vì một lời khen xáo rỗng mà anh ta chấp nhận hi sinh thời gian, và công sức một cách mù quáng như vậy. Tính khoe khoang của anh ta không dừng lại ở sự trẻ con nữa mà thành một hành động đáng chê cười, đả kích. Vì không được ai khen mà anh ta trở nên tức tối, bực bội.
Tuy nhiên, “trời không phụ lòng người”, công lao đứng từ sáng đến giờ của anh ta cũng có dịp để thể hiện. Vì đúng lúc đang bực bội nhất thì có một người chạy đến, tuy nhiên, vấn đề cần nói ở đây, đó là một người cũng có tính khoe khoang y chang anh chàng này. Tình tiết gây cười của câu chuyện được đẩy lên cao trào khi hai người đàn ông này nói chuyện với nhau. Người đàn ông kia tỏ ra hớt hải chạy đến hỏi anh chàng này : “Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không?”. Lời hỏi han sẽ rất bình thường nếu như anh ta không cố tình nhấn mạnh từ “lợn cưới”. Con lợn thì ai cũng biết, nhưng lợn cưới thì thật kì quặc, nó “đậm” mùi khoe khoang, chẳng là nhà của người đàn ông này đang có công việc, vì vậy mà việc hỏi con lợn cưới chỉ là hình thức màu mè bên ngoài. Còn mục đích chính là khoe hôm nay nhà tôi có việc, có tổ chức ăn uống rất linh đình.
Tuy nhiên, trong trường hợp này, ta có thể thấy hai anh chàng khoe khoang đều gặp đúng đối thủ, đúng là “vỏ quýt dày thì có móng tay nhọn”. Người đàn ông chạy đi tìm lợn hỏi với giọng điệu vô cùng hồ hởi, câu trả lời anh ta mong muốn nhận được nhất lúc này là sự hỏi thăm về con lợn cưới. Nhưng, đối thủ của anh ta lại không phải là người bình thường, anh ta trả lời nhưng cũng không giống với câu trả lời mà người đàn ông tìm lợn muốn nghe: “Từ lúc tôi mặc chiếc áo mới này, chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả!”. Nghe qua, câu trả lời đáp ứng được câu hỏi nhưng ai cũng có thể phát hiện ra mục đích của anh chàng kia cũng không phải trả lời mà là khoe về chiếc áo của mình.
Ta thấy, những người hay khoe khoang lại rất thích chơi chữ, họ dùng những hình ảnh để người khác phải xuýt xoa về mình và nhà mình, không nói trực tiếp có lẽ vì ngại và cố tỏ ra lời khoe khoang ấy chỉ là sự vô tình. Tuy nhiên, những hành động, lời nói này thật ngây thơ, chỉ vì một lời khen xáo rỗng mà những người đàn ông này sẵn sàng dựng lên một vở kịch, mà anh ta là đạo diễn, cũng kiêm luôn người viết kịch bản và diễn viên chính. Hành động họ cho là rất nghiêm túc, rất sống động nhưng ai cũng đều nhận ra được mục đích cuối cùng của họ, vì vậy mà tạo ra được những tình huống hài hước.
Câu chuyện cười “Lợn cưới áo mới” đã thông qua việc xây dựng hình ảnh hai anh chàng khoe khoang, khoác lác, các tác giả dân gian đã trực tiếp chế giễu, phê phán những người có tính khoe khoang một cách thái quá, lố bịch. Đây là một tính xấu của con người trong xã hội, cần được sửa chữa và chấn chỉnh. Đây cũng là một bài học cho những người đời sau nhận thức và rút kinh nghiệm.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 3
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 2
Câu chuyện Lợn cưới, áo mới nói về hai anh chàng có tính thích khoe khoang. Tính khoe khoang (khoe của, khoe danh, khoe tài, khoe chức tước,…) là thói thích tỏ ra, trưng ra cho người khác biết là mình giàu, mình tài giỏi, mình danh giá. Đó là một thói xấu. Thói xấu này thường lộ ra ở cách ăn mặc, trang sức, xây cất, bài trí nhà cửa, nói năng, giao tiếp,…. Truyện Lợn cưới, áo mới kể về hai anh chàng thích trưng diện, khoe khoang, ra điều mình có… của.
Một anh đi tìm con lợn bị sổng khi nhà anh đang chuẩn bị đám cưới. Trong tình huống gia đình bận bịu, bối rối, anh ta không tập trung tư tưởng để tìm lợn cho nhanh, cho mau mà lại nghĩ đến việc khoe khoang. Khi gặp người bạn, đáng lẽ anh chỉ cần hỏi “Bác có thấy con lợn nào chạy qua đây không”. Hoặc có thể tả vài nét về con lợn để người nghe dễ “nhận diện”, chẳng hạn : lợn to hay nhỏ, lông trắng hay đen… Nhưng anh chàng lại nói kèm theo cụm từ “lợn cưới của tôi”. Như vậy từ “cưới” (lợn cưới) là thừa, không cần thiết, khiến người nghe dễ bật cười. Chúng ta chứng kiến sự việc, thấy rõ anh chàng lợn cưới ấy thật là… hợm của, khoe khoang, đáng cười.
Câu chuyện tiếp diễn và còn buồn cười hơn nữa là người nghe câu hỏi của anh lợn cưới lại không cười mà bình thản đáp bằng một câu làm nổ ra tiếng cười vang to. Đó là anh chàng sắm được chiếc áo mới. Có áo mới, anh không đợi ngày lễ, ngày tết, hay đi đâu đó, đem ra mặc. Anh mặc áo ngay, rồi ra đứng hóng ở cửa, đợi khách qua người ta khen. Tính thích khoe đã biến anh thành trẻ con. Trẻ con có áo mới thích được khen là tâm lí ngây thơ, hồn nhiên, đáng yêu mà tục ngữ đã đúc kết : “Già được bát canh, trẻ được manh áo mới”.
Anh áo mới trong câu chuyện tuy chưa già nhưng cũng không còn trẻ. Vậy mà anh mang tâm lí rất… trẻ con. Mặc áo rồi, anh “đứng hóng ngoài cửa, đứng mãi từ sáng đến chiều, chả thấy ai hỏi, anh ta tức lắm”. Tính kiên trì và sự bực tức của anh ta thật không đúng chỗ, đáng buồn cười. Đáng cười hơn nữa là khi nghe anh “lợn cưới” hỏi, chỉ cần trả lời ngắn gọi : “Tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua”, hoặc “Tôi đứng đây từ sáng…” anh lại dài dòng, mở đầu lời đáp bằng cụm từ : “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này…”, thế là thành ra… thừa lời, vô duyên, đáng cười.
Đọc, nghe truyện Lợn cưới, áo mới, chúng ta được cười nhiều lần. Tiếng cười vang lên xung quanh con lợn cưới và chiếc áo mới. Của chẳng đáng là bao, mà hai anh chàng kia cứ thích khoe khoang. Thái độ và ngôn ngữ của cả hai đều quá mức, lố bịch. Điều thú vị là tác giả dân gian đã xây dựng được tình huống vừa song song vừa đối lập. Hai nhân vật giống nhau cái tính thích khoe, cũng đua nhau khoe để được người khác chú ý, khen ngợi. Nhưng rồi điều trái ngược đã xảy ra.
Chả ai được khen cả, mà chỉ khiến người chứng kiến cuộc gặp gỡ và nghe những lời nói của họ, phải bật cười. Tiếng cười nổ ra ở cuối truyện vừa vang to vừa có ý nghĩa chế giễu sâu sắc. Tính hay khoe là một tính xấu nhưng lại thường xuất hiện nhiều trong cuộc sống chúng ta. Đọc và suy ngẫm về truyện này, chúng ta giật mình vì đôi khi chính bản thân ta cũng vướng tính xấu này. Cười anh chàng trong truyện, ta tự cười mình và nhắc mình phải sửa ngay tính thích khoe khoang, đồng thời rèn lấy tính khiêm tốn, nhún mình trong ứng xử hằng ngày ở nhà, ở trường và ngoài xã hội.
Nhìn chung, ý nghĩa, tác dụng của truyện cười là như thế. Vừa chế giễu, phê phán, mỗi truyện cười vừa nhắc nhở chúng ta tránh thói xấu, rèn luyện tính tốt. Vì thế, các nhà nghiên cứu đánh giá : truyện cười mang tính chiến đấu cao. Đó là những viên thuốc đắng, hoặc… ngọt thơm giúp con người giã tật.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 2
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 1
Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ.
Khi đi tìm lợn, lẽ ra anh ta chỉ cần hỏi: Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không? Hoặc nói rõ con lợn ấy là lợn gì, to hay nhỏ, trắng hay đen, thì anh ta lại hỏi: Bác có thấy con lợn cưới của tôi chạy qua đây không? Câu hỏi thừa từ cưới, vì từ cưới không phải là từ thích hợp để chỉ đặc điểm của con lợn bị sổng và cũng không phải là thông tin cần thiết đối với người được hỏi. Người được hỏi không cần biết con lợn ấy được dùng vào việc gì (đám cưới hay đám tang). Thế nhưng nó lại rất quan trọng đối với anh đi tìm lợn vì nó là cái cớ để anh ta khoe con lợn của mình. Thành ra câu hỏi của anh ta vừa có mục đích tìm lợn, vừa có mục đích khoe của, nhưng để khoe của là chính.
Anh có áo mới cũng thích khoe đến mức may được cái áo, không đợi ngày lễ, ngày Tết hay đi chơi mới mặc mà đem ra mặc ngay. Tính thích khoe của đã biến anh ta thành trẻ con. (Già được bát canh, trẻ được manh áo mới). Nhưng trẻ con thích khoe áo mới thì đó là lẽ thường tình bởi chúng rất ngây thơ, trong sáng; còn nhân vật trong truyện cười này mặc áo mới với mục đích là để khoe của.
Cách khoe của anh ta cũng thật buồn cười: đứng hóng ở cửa, đợi có ai đi qua người ta khen. Vì nôn nóng khoe áo mới mà anh ta đã đứng mãi từ sáng tới chiều, kiên nhẫn đợi để khoe bằng được. Đợi mãi chẳng thấy có ai hỏi đến, anh ta tức lắm. Đang lúc cụt hứng vì không có ai để mà khoe áo mới thì anh chàng mất lợn chạy tới hỏi thăm. Mừng như bắt được vàng, anh có áo mới vội giơ ngay vạt áo ra để khoe và trả lời rằng: Từ lúc tôi mặc CÁI ÁO MỚI này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả. Đúng ra, anh ta chỉ cần đáp là có nhìn thấy hay không nhìn thấy, nhưng anh ta lại cố tình khoe áo mới cả bằng điệu bộ lẫn lời nói. Đấy là những yếu tố thừa nhưng lại là nội dung, mục đích thông báo chính của anh ta.
Tính khoe của của nhân vật được đẩy tới tột đỉnh bằng nghệ thuật cường điệu, bởi trên đời nay không có ai lại khoe của một cách vô duyên và trơ trẽn như anh lợn cưới và anh áo mới. Đọc truyện chúng ta bật cười vì nhiều lẽ: Trước hết là về hành động, lời nói của nhân vật. Của chẳng đáng là bao, chỉ là chiếc áo, con lợn mà vẫn thích khoe. (Đây cũng chính là đặc điểm của loại người này). Sau đó là lời khoe và cách khoe đều quá đáng và phi lí.
Tác giả dân gian đã tạo ra cuộc ganh đua gay cấn trong việc khoe của giữa hai nhân vật. Người đi tìm lợn sổng mà cứ nhấn mạnh là lợn cưới. Kẻ trả lời là không thấy lợn thì lại cố đưa thêm cái áo mới của mình vào. Cái trái tự nhiên, không hợp với lẽ thường xuất hiện khiến cho tiếng cười chế giễu vang lên. Anh áo mới đứng hóng ở cửa, kiên nhẫn đợi suốt từ sáng đến chiều mà vẫn chưa khoe được áo. Đang tức tối thì lại bị anh lợn cưới khoe của trước. Anh áo mới đã không bỏ lỡ cơ hội cả ngày chỉ có một lần khoe áo mới trước mặt anh lợn cưới. Kết thúc bất ngờ của truyện tạo cảm giác rất hấp dẫn và thú vị cho người đọc.
Tính khoe của là thói thích tỏ ra, trưng ra cho mọi người biết là mình giàu có. Đây là thói xấu thường thấy ở những người mới giàu (giàu xổ), thích học đòi. Nó biểu hiện qua cách ăn mặc, nói năng, giao tiếp, cách trang sức và xây cất, bài trí nhà cửa lố lăng, kệch cỡm.
Tính khoe của là thói xấu của con người nói chung nhưng ở truyện này nó lại mang một sắc thái khá đặc biệt. Nhân vật trong truyện không phải là khoe tài, khoe lộc, khoe trí tuệ, học vấn, công lao đóng góp hay địa vị trong xã hội mà là khoe những thứ tầm thường, nhỏ nhặt, chẳng đáng đem khoe.
Khi khoe của đã trở thành một thói quen, một nhu cầu cần thiết đến mức không khoe không chịu được thì nó sẽ là thói xấu và thói xấu ấy làm cho những người xung quanh khó chịu. Câu chuyện dí dỏm Lợn cưới, áo mới là một bài học bổ ích cho tất cả chúng ta.
Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” số 1
Câu chuyện là bài học bố ích cho bản thân độc giả chúng ta Trong học tập và trong cuộc sống mỗi người không được coi khinh những người có điều kiện kinh tế không bằng mình. Và điều quan trọng là bản thân phải biết khiêm tốn, không khoe khoang, khoác lác.
Đăng bởi: Tạ Phương
Từ khoá: 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” hay nhất
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết 10 Bài văn phát biểu cảm nghĩ truyện “Lợn cưới, áo mới” hay nhất của Pgdphurieng.edu.vn nếu thấy bài viết này hữu ích đừng quên để lại bình luận và đánh giá giới thiệu website với mọi người nhé. Chân thành cảm ơn.